QUY TRÌNH DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
I. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT THANG MÁY
Bước 1: Xác định nhu cầu và mục đích sử dụng thang máy của khách hàng
Bước 2: Tư vấn và giới thiệu các sản phẩm thang máy phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng. Sau đó đưa ra báo giá tạm thời
Bước 3: Khảo sát, tìm hiểu, rà soát công trình kỹ lưỡng, cẩn thận trước khi đưa ra báo giá chính thức
Bước 4: Báo giá chính thức và ký hợp đồng
Bước 5: Giao hàng và triển khai kế hoạch lắp đặt cho nhân viên kỹ thuật
Trước khi vận chuyển hàng ra công trình lắp đặt chúng tôi sẽ bố trí nơi an toàn, khô ráo để đảm bảo an toàn cho thiết bị tránh trường hợp thiết bị hư hỏng, bụi bẩn, mất cắp, ...
Bước 6: Kiểm tra, rà soát nắm bắt công trình và lên kế hoạch lắp đặt
Bước 7: Thực hiện thi công lắp đặt bên cạnh đó theo dõi giám sát công trình tránh tình trạng lắp đặt sai, làm ẩu gây thiệt hại cho chủ đầu tư.
Bước 8: Mời đơn vị kiểm định chất lượng đến kiểm tra chất lượng trước khi đưa thang máy vào sử dụng
Bước 9: Hoàn thành lắp đặt và lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hàng thàng, hàng quý
Sau khi lắp đặt thang máy chúng tôi sẽ có trách nhiệm bảo trì hàng tháng cho khách hàng trong 2 năm
II. QUY TRÌNH BẢO TRÌ THANG MÁY
Công ty bảo trì thang máy sau khi lắp đặt mỗi tháng 1 lần. Quy trình kiểm tra định ký thang máy gồm các bước sau:
Bước 1: Đánh giá sơ bộ thang máy:
- Gặp đại diện đơn vị sử dụng để nắm tình hình hoạt động của thang máy, những hư hỏng thường xảy ra.
- Đi trong thang, đánh giá sơ bộ chất lượng thang (Chú ý những điểm hoạt động không bình thường).
Bước 2: Phòng máy
- Cầu dao phòng máy
- Máy kéo
- Kiểm tra quạt máy kéo
- Kiểm tra nhớt hộp số
- Khớp nối, Pully phát tốc, phát xung
- Cáp tải: Kiểm tra sự mòn của cáp, cáp nổ (Số lượng sợi nổ, cần theo dõi sát những thang đã bị nổ cáp).
- Bộ phận chống vượt tốc
- Cắt điện kiểm tra bộ cứu hộ khẩn cấp, bình ắc quy
- Cho thang chạy kiểm tra hoạt động của tủ điện
- Vệ sinh toàn bộ máy kéo, tủ điện, phòng máy
- Sữa chữa các hư hỏng, thay thế như cần thiết
Bước 3: Cabin
- Đi trong thang kiểm tra hoạt động của cửa Cabin
- Kiểm tra bảng điều khiển cabin
- Kiểm tra đèn, quạt
- Kiểm tra các chi tiết khác
Bước 4: Hố thang
- Kiểm tra công tắc điều khiển,..
- Ty cáp tải đầu cabin, đối trọng.
- Kiểm tra phanh an toàn
- Cửa tầng:..
- Bộ truyền cửa cabin
- Móng ngựa
- Vệ sinh, kiểm tra các hộp số giới hạn
- Kiểm tra shoe car, shoe đối trọng, định vị đầu car
- Châm nhớt rail car, rail đối trọng
- Kiểm tra bình ắc quy, đèn cấp cứu, Intercom, chuông, …
- Vệ sinh đầu car, sữa chữa, thay thế các hư hỏng nếu cần thiết, …
Bước 5: Đáy hố (Pit)
- Kiểm tra các công tắc đáy hố
- Kiểm tra đối trọng
- Kiểm tra giảm chất đối trọng và cabin
- Vệ sinh đáy hố, sữa chữa các hư hỏng
Bước 6: Nút bấm tầng
- Kiểm tra nút bấm tại mỗi cửa tầng
- Kiểm tra hiển thị tại mỗi cửa tầng
Bước 7: Chạy thử thang máy để kiểm tra các thiết bị an toàn
(Có sự tham gia của đại diện đơn vị sử dụng)
- Kiểm tra hoạt động của bộ cứu hộ tự động (giả định khi mất điện, thang máy tự động đưa khách về tầng gần nhất và mở cửa)
- Kiểm tra đèn cứu hộ tự động trong cabin, hệ thống intercom liên lạc trong cabin với bên ngoài.
- Kiểm tra bộ phanh hãm bảo hiểm (giả định trong trường hợp đứt cáp, cabin giữ nguyên trên ray không bị trôi)
- Kiểm tra hoạt động của bộ photocell cửa cabin (cửa cabin đang đóng, che tay vào điểm bất kỳ phía ngoài, cửa cabin tự động mở)
- Kiểm tra cửa tầng trong trường hợp thang chạy (khi cửa mở, thang phải đứng lại)
- Kiểm tra bộ swich giới hạn chống vượt tốc (thang chạy cao hơn tầng trên cùng hoặc thấp hơn tầng dưới cùng phải dừng lại)
Bước 8: Thông báo kết quả kiểm tra với khách hàng
- Báo cáo khách hàng công việc kiểm tra
- Báo với khách hàng hư hỏng chưa khắc phục và đề ra phương án giải quyết
- Lập biên bản kết thúc bảo trì có xác nhận của đơn vị sử dụng