Thang máy – Dòng sản phẩm công nghệ giá trị cao

Thang máy là một thiết bị vận tải hoạt động theo chiều thẳng đứng giúp vận chuyển người và hàng hóa lên/ xuống một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng. Nó được ví như là cột sống của các tòa nhà cao tầng. Ngoài đem lại giá trị sử dụng, giá trị kinh tế, thang máy còn tạo nên giá trị thẩm mỹ, nét độc đáo trong kiến trúc cho mỗi công trình.

Lịch sử hình thành và phát triển của thang máy

Chiếc thang máy đầu tiên được chế tạo vào năm 1743 dưới thời vua LOUIS XV. Ở thời kỳ này, người ta thiết kế thang máy rất đơn giản dựa trên nguyên lý đối trọng, chỉ chở được 1 người lên ngôi nhà 2 tầng. Sau đó, thang máy được cải tiến dần dần trở nên phổ biến hơn vào những năm 80 với thang máy cơ học, thang thủy lực, thang máy điện có thể chở được nhiều người hơn, lên các tầng cao hơn.

Ban đầu, bộ tời kéo chỉ có một tốc độ, cabin thiết kế đơn giản, cửa tầng mở bằng tay, tốc độ di chuyển còn chậm. Đến đầu thế kỷ XX, nhiều hãng thang máy nổi tiếng ra đời: Kone, Mitsubishi, … đã chế tạo ra những chiếc thang có tốc độ nhanh hơn, cabin đẹp, chạy êm hơn. Ngày nay, thang máy vẫn không ngừng được cải tiến với nhiều tính năng vượt trội, gia tăng độ an toàn và trở thành thiết bị tự động hóa phổ biến, thân thiện với người dùng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy

Cấu tạo Thang Máy

Thang máy được hình thành từ nhiều loại linh kiện thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, về mặt cấu tạo có thể chia thang máy thành 2 phần chính là: phần cơ khí và phần điện.

Phần cơ khí thang máy gồm có: đối trọng, rail dẫn hướng, cáp tải, hệ thống cabin, hệ thống phanh cơ khí, giảm chấn, máy kéo, hệ thống truyền động.

Phần điện thang máy gồm: tủ điều khiển thang máy, hệ thống cứu hộ tự động, cáp tín hiệu, hộp điều khiển trên nóc cabin, hệ thống điện chiếu sáng dọc hố thang, hệ thống các công tắc giới hạn hành trình.

Nguyên lý hoạt động của Thang Máy

Khi bạn muốn di chuyển lên/ xuống sẽ nhấn nút gọi tầng, tín hiệu điều khiển được gửi về hệ thống điều khiển. Hệ thống điều khiển sẽ tiếp nhận tín hiệu, xử lý và điều khiển máy kéo quay. Động cơ truyền lực kéo cabin thang máy tới vị trí nhận tín hiệu điều khiển, thang máy dừng và mở cửa.

Khi di chuyển vào trong cabin, cửa thang máy đóng, bạn nhấn nút gọi tầng. Lúc này, tín hiệu điều khiển sẽ được gửi tới vi xử lý – bộ điều khiển trung tâm để phân tích xem tầng nào gần nhất, tầng nào xa nhất. Sau đó điều khiển động cơ kéo cabin dừng tầng chính xác nhất. Quá trình di chuyển lên/ xuống sẽ lặp đi lặp lại như vậy.

Phân loại các dòng thang máy

Trên thị trường hiện nay, thang máy có rất nhiều loại và được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau.

Phân loại theo xuất sứ

Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc: là dòng thang được nhập khẩu nguyên kiện từ các thương hiệu thang máy nổi tiếng như: Otis, Mitsubishi, Cibes, Kone, … Sản phẩm có tính đồng bộ cao, thiết kế tinh xảo, chất lượng tốt, độ an toàn cao. Tuy nhiên giá thành khá cao, thời gian đặt hàng lâu và khó khăn trong khâu sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng.

Thang máy liên doanh: là loại thang máy có phần khung, vách cabin, cửa được sản xuất trong nước. Còn các linh kiện chính như động cơ, tủ điện điều khiển, cáp tải, … đều được nhập khẩu chính hãng. Chính vì vậy, về chất lượng thì thang liên doanh vẫn đảm bảo an toàn như thang nhập khẩu. Thang máy liên doanh là sự lựa chọn phù hợp với kinh tế Việt Nam, giá thành hợp lý thời gian đặt hàng nhanh, chi phí bảo trì sửa chữa cũng thấp hơn.

Phân loại theo mục đích sử dụng

Thang máy tải khách: dòng thang chở người với tiêu chí an toàn cao, lắp đặt trong các tòa nhà cao ốc, trung tâm thương mại, chung cư, VP, khách sạn, … Loại thang tải khách có kích thước nhỏ lắp đặt cho các hộ gia đình tư nhân gọi là thang máy gia đình.

Thang máy tải hàng (Freight Lift): thiết bị thang máy được thiết kế chống va đập tốt, chịu trọng tải lớn. Lắp đặt phục vụ vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh trong các nhà máy, phân xưởng, nhà kho, … Thang máy chở hàng sử dụng cửa xếp, không có cảm biến an toàn cửa photocell, không có cứu hộ tự động nên tuyệt đối không được chở người.

Thang máy tải thực phẩm: là loại thang tải hàng thiết kế đơn giản, tải trọng nhỏ từ 50 – 200kg. Cabin được chia thành nhiều tầng để vận chuyển đồ ăn, thực phẩm, đồ uống trong nhà hàng, khách sạn, … Dumbwaiters Elevator không có nút bấm gọi tầng trong cabin mà bảng điều khiển được lắp ở cửa tầng.

Thang máy tải hàng kèm người: là thang máy chở hàng phiên bản đầy đủ, trang bị tính năng an toàn và thiết kế đẹp hơn, vừa chở hàng vừa chở người.

Thang máy chở ô tô: là loại thang tải hàng có trọng tải lớn, cabin rộng để vận chuyển ô tô trong các showroom, tòa nhà, …

Thang máy bệnh viện: là dòng thang máy chuyên phục vụ trong bệnh viện, trại dưỡng lão, … Thang máy lắp đặt trong bệnh viện dùng để chuyên chở bệnh nhân bằng cáng (băng ca), giường bệnh kèm bác sĩ, ý tá và các dụng cụ thiết bị y tế. Vì vậy, cần có diện tích cabin đủ rộng, chạy êm, không rung lắc để tránh làm ảnh hưởng tới bệnh nhân.

Thang máy tải rác: là thang máy tải hàng được thiết kế đặc biệt để chuyên chở rác. Đây là một phương tiện hữu dụng trong các tòa nhà chung cư cao tầng , giải quyết khâu vận chuyển rác và thu gom rác bảo vệ môi trường.

Phân loại theo công nghệ

Thang máy cáp kéo: nguyên lý hoạt động theo kiểu ròng rọc có đối trọng. Đây là dòng thang máy được sử dụng phổ biến nhất, sử dụng cho mọi công trình từ thấp tầng cho tới các tòa nhà cao ốc.

Thang máy trục vít: là loại thang máy vận hành dựa trên động cơ điện, hệ thống trục vít và dây curoa. Kích thước nhỏ gọn, hố PIT nông, không cần phòng máy, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, tốc độ di chuyển chậm, chi phí cao và chỉ phù với những công trình nhà 6 tầng trở xuống.

Thang máy thủy lực: thiết bị thang máy hoạt động di chuyển lên/ xuống nhờ vào lực đẩy piston đặt ở đáy hố PIT. Công nghệ thủy lực thường được áp dụng cho các dòng thang máy gia đình.

Thang máy tời quấn: sử dụng động cơ tang trống, áp được quấn quanh một trục. Không cần phòng máy, OH thấp phù hợp với công trình hạn chế chiều cao, diện tích hố thang nhỏ. Thiết kế đơn giản, hoạt động dễ dàng, thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc từ Mitsubishi và Hitachi đều sử dụng công nghệ này.

Thang máy chân không: dòng thang hoạt động không cần cáp kéo, không cần đào hố pít, giếng thang cũng như phòng máy. Đây là dòng thang hiện đại, sở hữu nhiều ưu điểm, an toàn và sang trọng.

Phân loại theo cấu tạo

Thang máy có phòng máy: dòng thang có riêng buồng máy xây dựng trên nóc trên cùng của thang. Phòng máy là nơi để đặt máy kéo, tủ điều khiển, hệ thống bánh răng và các linh kiện khác của thang.

Thang máy không phòng máy: sử dụng động cơ không hộp số có thiết kế nhỏ gọn nên không cần xây dựng phòng máy. Các thiết bị động cơ, tủ điều khiển, puly và một số linh kiện khác được tích hợp đặt trong lòng hố thang nhằm tiết kiệm diện tích, thích hợp lắp đặt cho công trình bị hạn chế chiều cao.

Trang chủ HexaCorp trên mạng xã hội
call