HexaCorp trên mạng xã hội

Các phương pháp chống thấm hố pit thang máy hiệu quả nhất

1. Lý do bạn phải làm chống thấm thang máy

Vai trò của hố pit thang máy

-Là nơi để lắp các thiết bị như giảm chấn, governor. Đồng thời nó cũng là không gian cho phần đáy cabin chui xuống khi cabin đi đến tầng cuối cùng.

-Đảm bảo có 1 không gian an toàn cho tình huống thang máy vượt quá hành trình. Nó sẽ giúp tránh va chạm cabin khi thang dừng.

-Là không gian cho nhân viên kỹ thuật thao tác trong việc bảo trì thang máy cũng như sửa chữa về sau khi cần thiết.

Các phương pháp chống thấm hố pit thang máy

 

Lý do cần làm chống thấm thang máy

-Phần lớn các thang máy đều yêu cầu hố pit bên dưới chiếu nghỉ của tầng một hay tầng trệt.
-Hố này được xây dựng để chứa đế của đường ray thang máy, lỗ kích và pít-tông, cũng như thiết bị truyền động cho buồng lái.

 

-Đa số trường hợp, hố thang máy sẽ nằm trong phạm vi nước ngầm do vị trí của nó ở dưới cùng của cấu trúc. Nước có thể xâm nhập vào hố pit qua đáy hoặc thành hố tại những công trình có nền móng yếu, đặc biệt là do các vết nứt trên bê tông. Nguy cơ thấm nước cũng rất lớn khi công trình xây dựng tại khu vực có mực nước ngầm cao, hệ thống thoát nước kém, cảnh quan thiết kế kiến trúc không đồng bộ

 

-Phải có kế hoạch chống thấm hố pit thang máy bài bản và trang bị bơm chống ngập để đảm bảo rằng hố thang không bị đầy nước gây chập điện mất an toàn, rỉ sét hư hỏng thiết bị.

 

-Chống thấm bê tông hố pit thang máy là công đoạn quan trọng, bảo vệ hệ thống thang máy khỏi phần lớn nước, độ ẩm có trong đất quanh nền móng trong thời gian dài sau khi hoàn thiện. Xây dựng hố thang máy diễn ra trong quá trình xây thô ban đầu của công trình. Đặt băng cản nước đổ bê tông hố thang, chống thấm ngược bên trong và chống thấm thuận bên ngoài là các bước thi công hoàn chỉnh giúp hố pit luôn khô ráo trong thời gian dài.

Các phương pháp chống thấm hố pit thang máy

 

2. Những phương pháp chống thấm hố pit thang máy

2.1 Chống thấm hố pít bằng màng chống thấm 

Bước 1: Vệ sinh bề mặt bê tông sạch sẽ. Khâu này rất quan trọng vì liên quan đến độ dính và độ chống thấm sau này 

Bước 2: Quét một lớp Primer cho toàn bộ khu vực hố thang máy. Sau đó tiến hành trải và khò khô lớp màng chống thấm thứ nhất này.

Bước 3: Cán một lớp vữa bảo vệ lớp màng chống thấm vừa trải. Chờ vữa khô rồi bắt đầu ghép cốp pha đổ bê tông hố Pit thang máy.

 

Bước 4: Khi bê tông khô. Thực hiện tháo cốp pha, quét thêm một lớp chống thấm Primer nữa là hoàn thành

2.2 Chống thấm hố thang máy bằng phun thẩm thấu

–  Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt. Đục bỏ hết các lớp hồ vữa, xi măng thừa bằng các dụng cụ chuyên dụng như búa băm, búa đục, …đục bỏ hết cho đến khi gặp phần bê tông đặc chắc thì thôi

 

–  Trát lại bằng vữa mới để làm phẳng bề mặt hố.

 

–  Dùng máy phun nước ẩm để làm ẩm bề mặt (tránh để đọng nước)

 

–  Trộn hỗn hợp chống thấm theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất.

 

–  Tiến hành phun hỗn hợp chống thấm lên toàn bộ bề mặt hố pít, cần phải phun đều và có độ dày 2 – 3 mm. Chờ khoảng 4 – 6 giờ sau thì tiếp tục phun lớp thứ 2 để trám kín và phủ được đều hơn.

 

– Trát thêm 1 lớp vữa vào để bảo vệ là xong.

Các phương pháp chống thấm hố pit thang máy

 

2.3 Chống thấm hố thang máy bằng sika

 

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt:

 

Sau khi lớp trát vữa cuối cùng khô, ta tiến hành vệ sinh bề mặt loại bỏ hết các lớp hồ vữa, xi măng thừa.

 

Bước 2: Quét lớp thẩm thấu mặt.

 

Pha hỗn hợp Lemax Seal + 10 lít Nước + 3 Kg Xi măng. Quậy đều quét lên bề mặt để thẩm thấu bê tông.

 

Bước 3: Tiến hành bịt rò rỉ các vết thấm:

 

Pha hổn hợp Lemax Seal + 5 Kg xi măng + 4 lít nước; Cho thêm dung dịch Lemax 201 vào hỗ hợp; Sau đó sử dụng hỗn hợp bịt ngay chỗ rò rỉ.

 

Bước 4: Tiến hành xử lý chống thấm các lớp bề mặt:

 

Lớp 1 : Pha hổn hợp Lemax Seal + 5 lít nước + 4 Kg xi măng, quậy đều rồi quét lên bề mặt.

 

Lớp 2 : Sau khi lớp 1 đã khô hoàn toàn thì tiến hành quét lớp 2 vuông góc với lớp 1 (tỉ lệ pha như trên).

 

Lớp 3 : Pha hổn hợp Lemax 201 + 5 lít nước + 4 Kg xi măng, quậy đều rồi quét lên bề mặt. (Quét lớp này thật đều, không bỏ sót và quét khi lớp 2 vừa khô).

 

Chú ý: Nếu bề mặt chống thấm thang máy khô nhanh thì phải phun nước bảo dưỡng; Nếu cần quét vôi hoặc sơn chống thấm thì chỉ tiến hành khi lớp chống thấm hoàn toàn khô

 
Bài viết liên quan
call