Trong những năm gần đây, thang máy gia đình đang ngày càng trở thành xu hướng thiết kế cho các gia đình hiện đại, bởi thang máy không chỉ là phương tiện gia tăng sự tiện lợi mà còn giúp tạo điểm nhấn, đem lại sự sang trọng cho ngôi nhà.
Những lý do nên sử dụng thang máy gia đình
Một trong những ưu điểm nổi bật của loại thang máy sử dụng cho gia đình là tiện lợi khi sử dụng. Đối với những ngôi nhà có từ hai tầng trở lên thì thang máy sẽ giúp việc di chuyển thuận lợi hơn giữa các tầng. Đặc biệt, là đối với những gia đình có người già yếu, khuyết tật thì việc lựa chọn một ngôi nhà có thang máy là điều không thể bỏ qua.
Đối với những shophouse sử dụng tầng 1 để kinh doanh thì 1 chiếc thang máy gia đình sẽ giúp tách biệt không gian kinh doanh và không gian sinh hoạt, tạo thuận lợi cho quá trình kinh doanh mà không ảnh hưởng tới đời sống cá nhân của gia chủ.
Ngoài ra, thang máy được lắp đặt trong nhà tạo nên sự lưu thông, điều hướng không khí, giúp cho ngôi nhà thoáng mát dễ chịu hơn rất nhiều. Khi thang máy hoạt động lên xuống là lúc thang máy gián tiếp hút – đẩy không khí dọc theo trục của ngôi nhà. Đây là một trong những ưu điểm mà thang máy gia đình đem lại cho không gian sống của gia đình bạn.
Thang máy với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau sẽ giúp bạn có sự lựa chọn thích hợp cho không gian thiết kế của ngôi nhà. Một chiếc thang máy phù hợp với tổng thể ngôi nhà không chỉ tạo nên sự sang trọng, tinh tế mà còn mang ý nghĩa phong thủy cho gia chủ.
Với một chiếc cầu thang bộ sẽ chiếm nhiều diện tích của ngôi nhà. Thay vì sử dụng cầu thang bộ thì cầu thang máy giúp bạn tiết kiệm diện tích cho không gian ngôi nhà.
Các loại thang máy gia đình
Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ
Thang máy lắp đặt trong gia đình được chia thành 2 dòng chính là: thang nhập khẩu và thang liên doanh.
Thang máy nhập khẩu là dòng thang được nhập nguyên kiện chính hãng từ các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, ... Ưu điểm nổi bật: tính đồng bộ cao, nội thất cabin tinh xảo, tính an toàn cao. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng thang này là giá thành cao, thời gian cung cấp lâu, kích thước không thể thay đổi theo từng công trình và chi phí bảo trì sửa chữa cao.
Với sự phát triển của công nghệ sản xuất trong nước, dòng thang máy liên doanh ra đời khắc phục tất cả nhược điểm của thang nhập khẩu. Giá thành phù hợp với túi tiền của người sử dụng, mẫu mã đa dạng, kích thước thay đổi linh hoạt, chi phí sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thấp. Lựa chọn lắp đặt thang máy gia đình liên doanh là giải pháp tối ưu dành cho mọi gia đình Việt.
Phân loại theo cấu tạo phòng máy
Dựa theo cấu tạo của phòng máy, thang máy gia đình được chia thành 2 dòng: có phòng máy và không phòng máy. Phòng thang máy là phần kết cấu xây dựng trên cùng dùng để chứa các thiết bị chính của thang máy như: máy kéo, tủ điện, UPS, thiết bị khống chế vượt tốc, …
Thang máy gia đình có phòng máy
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn so với thang không phòng máy từ 30 – 40 triệu
- Thi công lắp đặt, bảo trì, sửa chữa dễ dàng hơn do có không gian rộng rãi, có sàn phòng máy đứng để theo tác.
- Cứu hộ dễ dàng khi mất điện
Nhược điểm:
- Bất lợi với những công trình hạn chế chiều cao
- Sử dụng máy kéo có hộp số nên tiêu tốn nhiều điện năng hơn, phải tra dầu mỡ hộp số định kỳ.
Thang máy gia đình không phòng máy
Ưu điểm:
- Sử dụng động cơ không hộp số kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, tiết kiệm điện năng
- Bảo vệ môi trường do máy kéo không hộp số không cần tra dầu hộp số định kỳ
- Không cần xây dựng phòng máy nên về mặt kiến trúc bên ngoài trông đẹp hơn.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn do dùng động cơ không hộp số và sử dụng nhiều cáp tải, puly hơn.
- Do không có sàn phòng máy nên việc cứu hộ, bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa thang máy khó hơn.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tài chính của bạn mà lựa chọn loại thang sao cho phù hợp. Nếu công trình nhà bị hạn chế về chiều cao đặc biệt là nhà ở khu trung tâm thành phố thì sử dụng loại thang không phòng máy. Còn nếu bạn muốn khi bảo trì sửa chữa và cứu hộ thang máy dễ dàng thì nên chọn thang có phòng máy.
Phân loại theo mức tải trọng
Thang máy gia đình 350kg
Đây là mức tải trọng phổ biến nhất và hiện đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt. Bởi thang máy 350kg phù hợp để sử dụng cho nhiều dạng công trình từ nhà ở gia đình cho tới các công trình kết hợp vừa ở vừa kinh doanh, chung cư mini, khu thuê trọ, tòa văn phòng nhỏ, …
Những công trình có diện tích xây dựng từ 60m2 trở lên đều phù hợp để lắp đặt thang máy gia đình tải trọng 350kg. Với diện tích hố thang chưa tới 4m2, có thể chở được 4 – 5 người trong mỗi lần và mức điện năng tiêu thụ mỗi tháng chỉ vào khoảng trên dưới 500 nghìn thì đây là loại thang máy tốt nhất dành cho hộ gia đình tư nhân.
Thang máy gia đình 450kg
Theo tiêu chuẩn quốc tế, thang máy tải trọng 450kg có thể vận chuyển từ 5 – 7 người trong mỗi lần di chuyển. Với kích thước và tải trọng vừa phải, thang máy 450kg có thể lắp đặt cho gia đình và cũng có thể lắp đặt cho các công trình: tòa nhà văn phòng nhỏ, khách sạn mini, nhà hàng, quán karaoke, nhà nghỉ, …
Thang máy gia đình loại nhỏ
Thang máy mini là loại thang máy có tải trọng nhỏ từ 200 – 250kg, có thể chở được từ 1 – 3 người trong mỗi lần di chuyển. Đây là loại thang máy tiết kiệm diện tích, phù hợp lắp đặt trong các công trình nhà cải tạo, nhà thấp tầng.
Kích thước cabin thang máy thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào kích thước thực tế của công trình, sao cho phù hợp về mặt thẩm mỹ cũng như không gian kiến trúc của ngôi nhà.
Phân loại theo công nghệ
Thang máy cáp kéo
Đây là loại thang máy truyền thống, hoạt động nhờ vào hệ thống motor cuộn cáp kéo cabin lên/ xuống. Thang lắp đặt cho các công trình từ thấp tầng cho đến các tòa siêu ốc chọc trời.
Ưu điểm của thang máy cáp kéo
- Thang máy cáp kéo có tải trọng lớn, vận chuyển được nhiều người cùng một lúc. Các tòa chung cư lớn có thể lắp đặt thang máy tải khách tải trọng lên tới 1500 – 2000kg.
- Tốc độ di chuyển nhanh chóng nhờ vào độ lớn của trống cuộc và tốc độ của motor.
- Thang máy gia đình cáp kéo hoạt động ổn định và bền bỉ.
Nhược điểm của thang máy công nghệ cáp kéo
- Không tiết kiệm diện tích: do có tốc độ di chuyển nhanh nên khi lắp đặt thang máy cáp kéo phải cần có độ sâu và độ cao để xây dựng hố pit và phòng kỹ thuật ở tầng trên cùng.
Thang máy thủy lực
Đây là loại thang máy gia đình công nghệ mới, hoạt động dựa trên hệ thống truyền động của Piston thủy lực. Thang hoạt động di chuyển lên/ xuống nhờ áp suất dầu máy trong Piston.
Ưu điểm của thang máy thủy lực
- Thiết kế linh hoạt phù hợp với mọi không gian từ hình vuông, hình tròn hay hình thang, …
- Độ an toàn cao do sử dụng công nghệ bảo vệ 4 lớp: ARD – SRS – Emcall – SWS
- Hố pit không cần đào quá sâu, chỉ cần 10 – 15cm. Thang máy thủy lực có khả năng kiểm soát tốc độ rất tốt nên khi di chuyển tiếp đất sẽ không bị quá nhanh nên không cần làm hố pit giảm chấn như dòng thang khác.
- Tiết kiệm diện tích lắp đặt do bộ điều khiển áp suất dầu có kích thước nhỏ gọn nên chỉ cần 1m2 là có thể bố trí lắp đặt. Thang máy gia đình thủy lực cũng không cần làm phòng máy lớn, chiều cao tầng trên cùng OH chỉ cần tối thiểu 2.2m
- Vận hành êm ái: thang máy công nghệ thủy lực có sự tiếp xúc cơ khí ít nên độ ồn ào chỉ dao động trong khoảng 40 – 48bB. Đảm bảo tốt nhất về giấc ngủ và không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình.
- Thang hoạt động bền bỉ, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng do dầu chỉ di chuyển trong hành trình kín, ít bị hao hụt trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm thang máy thủy lực
Chi phí đầu tư lớn: thang máy công nghệ thủy lực được sản xuất tại các quốc gia tiên tiến ở châu Âu với nhiều tính năng ưu việt nên chi phí mà khách hàng bỏ ra là khá lớn.
Tốc độ di chuyển chậm: so với thang máy cáp kéo thì tốc độ di chuyển của thang thủy lực chậm hơn nên chủ yếu dùng cho các công trình nhà ở dưới 10 tầng.
Thang máy trục vít
Đây cũng là một công nghệ mới, thang máy hoạt động lên/ xuống nhờ vào motor quay quanh 1 trục xoắn dọc theo hành trình của giếng thang. Tuy nhiên, loại thang này vẫn còn khá nhiều nhược điểm so với các dòng thang máy khác.
Ưu điểm của thang máy trục vít
- Chiều sâu hố pit và chiều cao tầng OH nhỏ, nhưng vẫn chưa tối ưu bằng thang thủy lực.
- Khả năng tùy biến của thang máy trục vít tốt hơn thang máy cáp kéo để lắp đặt trong những công trình diện tích nhỏ.
- Thang máy sử dụng công nghệ trục vít di chuyển chậm nên cũng có khả năng kiểm soát tốc độ khi tiếp đất khá tốt.
Nhược điểm thang máy trục vít
- Vật liệu thang bằng thép phun sơn tĩnh điện không phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Viện Nam nên dễ gây han gỉ.
- Thang gây ra tiếng ồn do cơ cấu truyền động của motor gắn với cabin, khoảng 60dB tương đương với 1 chiếc máy hút bụi.
- Tốc độ di chuyển chậm nên ít được sử dụng trong các công trình nhà cao tầng.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao. Thiết bị dễ bị hao mòn nên tốn kém chi phí bảo trì hơn các loại thang khác.
Thang máy chân không
Đây là loại thang máy chuyển động nhờ vào sự chênh lệch áp suất của phần dưới và phần trên cabin tạo nên.
Ưu điểm thang máy chân không
- Dòng thang tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường
- Khi lắp đặt không cần xây dựng hố pit, giếng thang hay phòng máy
Nhược điểm thang máy công nghệ chân không
- Giá thành cao
- Khó khăn trong khâu bảo trì do cần thay thế loeps đệm kính không khí chính
- Gây tiếng ồn lớn do bơm hút chân không tạo nên
- Tải trọng nhỏ, tốc độ di chuyển thấp. Chỉ lắp đặt được trong những công trình nhà thấp tầng.
Thang máy gia đình loại nào tốt nhất?
Thang máy tốt là loại thang máy có giá thành hợp lý, chất lượng hoạt động ổn định và an toàn. Đặc biệt là người sử dụng phải cảm thấy thỏa mãn, giá trị sử dụng tương ứng với chi phí mình bỏ ra.
Nếu kinh tế nhà bạn dư dả, không quan tâm tới giá cả mà chỉ quan tâm tới chất lượng của thang máy thì nên lựa chọn dòng thang máy nhập khẩu nguyên kiện của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Mitsubishiyh, Otis, ThyssenKrup, …
Còn nếu bạn đang tìm một loại thang máy vừa chất lượng, vận hành ổn định mà giá thành lại vừa phải thì thang máy liên doanh là lựa chọn ưu tiên số 1. Thang máy gia đình liên doanh đang là sự lựa chọn của 92% các hộ gia đình hiện nay. Phần cabin được sản xuất trong nước nên kích thước có thể thay đổi linh hoạt theo thực tế từng công trình.
Kích thước thang máy gia đình
Thang máy có nhiều kích thước để bạn lựa chọn cho không gian ngôi nhà
Khi đến với công ty cổ phần thang máy và công nghệ Hexacorp người tiêu dùng có thể lựa chọn loại thang máy phù hợp với kích thước không gian ngôi nhà. Bạn có thể tham khảo một số mẫu thang máy của công ty như:
Kích thước thang máy gia đình 250kg
- Kích thước tổng thể (rộng x sâu): 1.400 x 1.300 mm.
- Kích thước cabin (rộng x sâu x cao): 1.000 x 800 x 2.300 mm.
- Kích thước cửa cabin (rộng x cao): 650 x 2.100 mm.
- Sức chứa: 2-3 người.
Thang máy gia đình tải trọng 250kg được xếp vào thang máy mini, kích thước vừa đủ để sử dụng, giá thành rẻ, phù hợp với gia đình ít người, nhu cầu lên xuống cầu thang ít, thường lắp cho nhà ở có diện tích sàn nhỏ khoảng 70 mét vuông.
Kích thước thang máy gia đình 350kg
- Kích thước tổng thể (rộng x sâu): 1.500 x 1.500 mm.
- Kích thước cabin (rộng x sâu x cao): 1.100 x 1.000 x 2.300 mm.
- Kích thước cửa cabin (rộng x cao): 700 x 2.100 mm.
- Sức chứa: 5 người.
Thang máy tải trọng 350kg được xếp vào thang máy tầm trung, phù hợp với các công trình nhà ở, nhà ở cho thuê, nhà ở có kinh doanh tầng thấp, thường lắp đặt cho nhà có diện tích sàn từ 80 mét vuông trở lên.
Kích thước thang máy gia đình 450kg
- Kích thước tổng thể (rộng x sâu): 1.800 x 1.500 mm.
- Kích thước cabin (rộng x sâu x cao): 1.400 x 1.000 x 2.300 mm.
- Kích thước cửa cabin (rộng x cao): 800 x 2.100 mm.
- Sức chứa: 6 người.
Thang máy tải trọng 350kg được xếp vào thang máy tầm trung, phù hợp với các công trình nhà ở, nhà ở cho thuê, nhà ở có kinh doanh tầng thấp, thường lắp đặt cho nhà có diện tích sàn từ 100 mét vuông trở lên.
Cần bao nhiêu diện tích lắp đặt thang máy?
- Thang máy 250kg cần diện tích khoảng 1,82 mét vuông.
- Thang máy 350kg cần diện tích khoảng 2,25 mét vuông.
- Thang máy 450kg cần diện tích khoảng 2,7 mét vuông.
(Diện tích trên chưa tính đến diện tích phủ bì - độ dày của bờ tường bao quanh thang máy)
Báo giá thang máy gia đình
Chi phí đầu tư lắp đặt một chiếc thang máy cho gia đình là bao nhiêu luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên khi gia chủ tìm hiểu về thang máy. Việc biết được giá cả sẽ giúp chủ đầu tư cân đối tài chính cho các hạng mục công trình của mình.
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố quyết định tới giá cầu thang máy gia đình. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Giá thang máy gia đình phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu
Yếu tố đầu tiên quyết định tới giá lắp đặt thang máy gia đình đó chính là nguồn gốc xuất xứ của thang máy. Nếu khách hàng lựa chọn dòng thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc từ các thương hiệu nổi tiếng như: ThyssenKrupp, Kone, Mitsubishi, … thì giá thang máy sẽ cao gấp 2 – 3 lần so với thang máy gia đình liên doanh.
Thông số kỹ thuật của thang máy gia đình
Yếu tố thứ 2 quyết định tới bảng giá cầu thang máy gia đình đó chính là các thông số kỹ thuật của thang. Bao gồm có: kích thước hố thang máy, số điểm dừng, mức tải trọng, loại thang máy có phòng máy hay không phòng máy, tốc độ, … Thang máy có yêu cầu kỹ thuật càng cao thì chi phí lắp đặt sẽ càng tăng.
Yêu cầu của khách hàng
Với mỗi khách hàng sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau về cabin và cửa tầng để phù hợp với không gian nội thất và kiến trúc của ngôi nhà. Một số yêu cầu thường gặp như: cabin hoa văn vàng, inox gương vàng, vách kính, … Tương tự với cửa tầng thang máy cũng có các option để khách hàng lựa chọn. Tùy theo yêu cầu riêng của từng gia chủ mà giá thang máy sẽ có sự thay đổi khác nhau.
Báo giá thang máy gia đình liên doanh
Đố với dòng thang liên doanh sản xuất cabin trong nước thì giá cầu thang máy gia đình sẽ chỉ bằng 1/3 so với thang nhập khẩu. Trung bình các gia chủ sẽ bỏ ra 1 khoản chi phí đầu từ khoảng 250 triệu cho tới 350 triệu. Đây là một mức giá phù hợp với kinh tế của các gia đình Việt.
Do phần cabin được sản xuất gia công trong nước nên có sự đa dạng mẫu mã về chất liệu và kích thước thay đổi linh hoạt. Nếu như thang máy nhập khẩu cần phải xây dựng theo đúng kích thước mà nhà sản xuất đưa ra thì kích thước của thang máy gia đình liên doanh có thể thay đổi phù hợp theo từng công trình. Nhờ đó mà các công trình nhà có diện tích nhỏ vẫn có thể lắp đặt được thang máy cho gia đình.
Để có được báo giá cầu thang máy gia đình chính xác và cụ thể với những thông số kỹ thuật phù hợp với công trình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0936 886 112.
Báo giá thang máy gia đình mini
Thang máy mini là dòng thang máy có tải trọng nhỏ từ 200kg – 300kg. Đây là loại cầu thang máy mini gia đình có kích thước nhỏ nhất. Dòng thang phù hợp với những công trình diện tích nhỏ và phục vụ nhu cầu sử dụng thang máy từ 1 – 2 người.
Nhìn chung, giá thang máy gia đình mini sẽ không có sự thay đổi quá nhiều dù bạn có xây dựng hố thang với kích thước nhỏ nhất. Tùy theo các yếu tố thiết kế, các option gia chủ lựa chọn mà thang máy được định giá khác nhau. Trung bình giá thang máy mini rơi vào khoảng hơn 200 triệu trở lên.
Báo giá cầu thang máy gia đình 350kg
Thang máy 350kg là mức tải trọng đang được nhiều hộ gia đình lựa chọn. Với mức tải trọng này, thang máy có thể tải được 4 – 5 người trong mỗi lần di chuyển.
Mức phí trung bình mà chủ đầu tư hoặc gia chủ phải chi trả khi lắp đặt trọn gói thang máy gia đình 350kg dao động từ 250 triệu đến 350 triệu. Ngoài ra, mức giá còn thay đổi phụ thuộc vào cấu hình của thang. Với các công trình kết cấu hố bê tông cốt thép và công trình làm bằng khung thép thì giá thang máy 350kg cũng sẽ khác nhau.
Báo giá lắp đặt thang máy gia đình 450kg
Thang máy 450kg là mức tải trọng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt cho nhà ở, khách sạn, chung cư mini, văn phòng cho thuê, … Với tải trọng 450kg, mỗi lần có thể tải được 6 – 7 người. Chi phí để lắp đặt thang máy gia đình 450kg cũng tương đối phù hợp với giá thành khoảng 275.000.000 – 375.000.000 đồng/ thang.
Ngoài ra, giá thang máy 450kg cũng thay đổi tùy thuộc vào thiết kế hố thang, vật liệu vách cabin, số tầng, động cơ, …
Các loại chi phí khi sử dụng thang máy gia đình
Chi phí điện năng tiêu thụ mỗi tháng
Bảng công suất điện năng của các loại thang máy gia đình
Tải trọng thang máy
|
Công suất tiêu thụ
|
Thang máy 350kg
|
Thang có phòng máy: 3.7Kw
Thang không phòng máy: 2.2Kw
|
Thang máy 450kg
|
Động cơ có hộp số: 5.5 Kw
Động cơ không hộp số: 3.0Kw
|
Thang máy 750kg
|
Động cơ có hộp số: 7.5Kw
Động có không hộp số: 4.3Kw
|
Thang máy 1000kg
|
Động cơ 11Kw
|
Với mức công suất tiêu thụ điện trung bình ở trên, thì chi phí tiền điện phục vụ cho thang máy gia đình trong một tháng khoảng 350.000 – 450.000. Ngoài ra, chi phí điện năng tiêu thụ mỗi tháng của thang máy còn phụ thuộc vào số tầng của công trình, tần suất sử dụng và loại thang máy lắp đặt.
Chi phí bảo trì bảo dưỡng định kỳ
Bảo trì bảo dưỡng là một phần không thể thiếu trong quá trình sử dụng thang máy. Bảo trị thang máy gia đình định kỳ để đảm bảo thang máy luôn hoạt động ở thang thái tốt nhất, phát hiện sớm các vấn đề của thiết bị và kéo dài tuổi thọ của thang.
Về chi phí bảo trì thang máy, sẽ có sự khác nhau tùy theo cách tính của từng đơn vị thang máy. Thông thường, chi phí bảo trì bảo dưỡng thang máy gia đình sẽ tính theo từng tháng, theo quý hoặc theo năm.
Chi phí thay thế linh kiện thang máy
Tùy thuộc vào đơn vị cung cấp thang máy và dòng thang lựa chọn mà khách hàng sẽ nhận được ưu đãi bảo hành từ 12 tháng đến 36 tháng. Trong thời gian bảo hành sẽ được thay mới hoàn toàn những linh kiện lỗi do nhà sản xuất.
Sau thời gian bảo hành, thiết bị hư hỏng do người dùng thì chủ đầu tư hoặc gia chủ sẽ phải thay thế. Chi phí thay thế linh kiện của dòng thang máy liên doanh sẽ rẻ hơn so với loại thang nhập khẩu.