1. Buồng thang máy là gì?
Buồng thang máy (hay cabin thang máy) là phần không gian dành cho người đứng hoặc đặt hàng hóa vào bên trong khi cần di chuyển lên xuống. Đây là nơi người sử dụng tiếp xúc nhiều nhất trong hệ thống thang máy. Vì vậy việc tính toán kỹ lưỡng kích thước sẽ giúp tối ưu hóa không gian sử dụng của người dùng và tránh các sai sót xảy ra trong quá trình thiết kế và lắp đặt.
Cấu tạo buồng thang máy (cabin)
Một cabin thang máy hoàn chỉnh thường được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau tạo sự liên kết và đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các bộ phận cấu thành gồm:
Khung chịu lực: Phần khung thường được làm từ thép định hình giúp tăng khả năng chịu lực cho buồng thang. Mức chịu lực của khung phải lớn hơn gấp nhiều lần tải trọng của thang nhằm đảm bảo tính an toàn và độ bền cao.
Vách phòng thang: Là phần giới hạn không gian buồng thang, các vách thường được làm từ những vật liệu như inox sọc nhuyễn, inox gương hoặc bằng laminate,…
Sàn phòng thang: Được cấu thành từ 2 loại sàn chính gồm sàn cố định và sàn di động. Sàn cố định là phần được gắn cố định với khung chịu lực tạo đế cho sàn di động. Sàn di động là phần mặt sàn tiếp xúc trực tiếp với hành khách sử dụng và các đồ vật. Chất liệu tạo ra sàn thang thường được làm từ gỗ, đá tự nhiên hoặc đá nhân tạo.
Cửa phòng thang: Liên kết và di chuyển lên xuống cùng với phòng thang. Khác với cửa tầng, cửa phòng thang giúp che chắn và bảo đảm an toàn cho hành khách và đồ vật bên trong cabin. Cửa phòng thang thường được làm từ những vật liệu giống với vách để tạo sự liên kết và tính đồng bộ.
Tay nắm: Có 2 dạng tay nắm chính gồm dạng thanh tròn và thanh dẹp. Tay nắm thường được làm từ các vật liệu như inox hoặc hợp kim với nhiều mẫu mã khác nhau tùy thuộc vào sở thích của khách hàng.
Trần giả: Được thiết kế đa dạng, kết hợp giữa những tấm thép sơn tĩnh điện và các vật liệu inox phù hợp cho từng loại buồng thang. Trần giả là lớp trang trí giúp che đi nóc buồng thang và những bộ phận như hệ thống đèn, hệ thống quạt thông gió…
Bảng điều khiển: Có chức năng điều khiển thang máy lên xuống theo yêu cầu từ hành khách, các nút bấm số tầng tương ứng với số tầng của tòa nhà, ngoài ra còn có các nút bấm chức năng có ký hiệu tương ứng
2. Kích thước buồng thang máy thường dùng
3. Các thông số liên quan đến kích thước thang máy gia đình
Tải trọng thang máy
Tải trọng thang máy tức là tổng khối lượng người và đồ vật thang có khả năng tải được trong 1 lượt vận chuyển. Ví dụ, thang máy tải khách có thông số tải trọng là 475kg, nghĩa là thang máy này có thể chở được tổng khối lượng là 475kg. Nếu vượt qua khối lượng quy định, hệ thống thang sẽ báo quá tải.
Kích thước cửa thang máy
Kích thước cửa thang máy là phần không gian tính từ giới hạn của bờ cửa bên này sang giới hạn của bờ cửa bên kia. Thông số này còn được gọi là kích thước lọt lòng. Khoảng mở cần phải đủ rộng để người hoặc hàng hóa ra vào dễ dàng.
Kích thước hố thang
Hố thang máy hay còn gọi là giếng thang là phần không gian trống để cabin thang máy có thể hoạt động lên xuống. Kích thước giếng thang được tính theo mặt cắt ngang, bao gồm: kết cấu khung và cabin thang máy.
Kích thước hố thang trong buồng thang máy phụ thuộc vào tải trọng, loại thang, diện tích và đặc điểm của công trình.
Chiều sâu hố pit
Hố pit là phần không gian âm xuống dưới để chứa cabin khi chúng di chuyển xuống tầng cuối cùng. Hố pit thang máy phải được chống thấm tuyệt đối và đảm bảo về kích thước. Khi thiết kế hố pit cần tránh va chạm với các công trình khác như đường ống nước, bể phốt,
Kích thước cabin
Cabin là phần không gian rỗng trong buồng thang máy dùng để chứa người và hàng khi di chuyển. Kích thước cabin được tính gồm chiều rộng, chiều sâu và chiều cao.
Chiều cao OH
Chiều cao OH là phần không gian tính từ mặt sàn trên cùng có cửa thang đến mặt sàn nơi chứa máy kéo (đối với thang có phòng máy). Thang máy không buồng máy được tính từ mặt sàn trên cùng cửa thang máy đến mặt sàn treo móc palang.
Lưu ý khi chọn kích thước buồng thang máy
Để việc lắp đặt thang máy được diễn ra thuận lợi và chính xác. Cần lưu ý những vấn đề sau khi chọn kích thước buồng thang máy:
- Chủ đầu tư cần xác định rõ mục đích sử dụng thang máy. Số lượng bao nhiêu người, có hàng hóa không? Với nhu cầu khác nhau sẽ có loại thang máy với tải trọng và kích thước buồng thang phù hợp.
- Cần chú ý đến chiều cao và diện tích của công trình lắp đặt thang. Bởi kích thước buồng thang máy phải cần đối với chiều cao và diện tích không gian. Điều này rất quan trọng với những công trình hạn chế về chiều cao. Lúc này, chủ đầu tư cần chọn các loại thang máy có tải trọng nhỏ hơn và không có phòng máy để tiết kiệm diện tích.
- Để lắp đặt loại thang có kích thước buồng thang máy phù hợp nhất cần chuẩn bị tốt về tài chính để đầu tư cho việc xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng