Chi phí bảo trì thang máy gia đình là khoản chi lâu dài, chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí vận hành thang máy gia đình. Ngoài việc quan tâm đến chi phí lắp đặt, khách hàng cần tìm hiểu và đánh giá chính xác chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy. Các chi phí liên quan bao gồm: Bảo trì phòng máy, nóc cabin, giếng thang, hố pit, cửa tầng, nội thất.
1. Chi phí bảo trì phòng máy
Bảo trì phòng máy thực hiện đối với thang máy có phòng máy, các hạng mục cần được kiểm tra chi tiết gồm có: Máy kéo, nguồn điện, cáp tải, puly, bộ cứu hộ…
- Vệ sinh môi trường trong phòng máy: công tác này cần được tiến hành thường xuyên nhằm bảo vệ các trang thiết bị, máy móc. Nếu quá bụi sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị, cáp tải trong phòng máy, đặc biệt chú ý đến chuột, gián làm tổ vì chúng có thể cắn đứt dây điện và phá hỏng trang thiết bị.
- Máy kéo: đây được xem là trái tim của thang máy, máy kéo cần đảm bảo hoạt động đúng công suất, vận hành trơn tru, êm ái theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, không có tiếng ồn, không tiếng động lạ. Động cơ máy kéo cần được bảo dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo tốc độ và chất lượng vận hành thang máy.
- Cáp tải: là bộ phận kết nối phòng điều khiển (máy kéo) với cabin, chịu lực tải rất lớn và đòi hỏi được tra dầu, chất bôi trơn thường xuyên nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống vận hành ổn định.
- Tủ điện điều khiển: được xem là đầu não của hệ thống điều khiển và thông tin của thang máy nên các thiết bị, thông số trên tủ điện cần được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo yếu tố kỹ thuật.
- Nguồn cung cấp điện: thang máy có hai nguồn cung cấp điện chính gồm điện sử dụng cho thang máy và nguồn điện tích lũy cho trường hợp khẩn cấp. Ngoài việc kiểm tra hệ thống dây dẫn, công suất nguồn điện đầu vào, cần kiểm tra, đánh giá chính xác nguồn tích điện và cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp. Khi mất điện hệ thống cứu hộ và các chức năng cứu hộ sẽ sử dụng nguồn điện tích lũy này để phục vụ công tác cứu hộ.
- Bộ giảm tốc hay bộ giới hạn tốc độ: đây là thiết bị liên quan đến trang bị an toàn cho thang máy, tránh việc thang máy di chuyển quá tốc độ cho phép. Quá trình bảo trì phòng máy cần chú ý đến các chi tiết này.
- Puly chuyển hướng: đây là hệ thống ròng rọc, tiếp xúc nhiều với dây cáp, chỉ cần dính quá nhiều bụi bẩn hay lắp đặt sai kỹ thuật sẽ dẫn đến mòn cáp rất nhanh dẫn đến tăng chi phí thay mới cho cáp thang máy. Puly chuyển hướng luôn cần được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên để hệ thống cáp, ròng rọc hoạt động ổn định.
Chi phí bảo trì phòng máy chiếm tỷ lệ khá lớn trong chi phí bảo trì thang máy gia đình, đặc biệt là các khoản chi phát sinh liên quan đến máy kéo nhằm đảm bảo máy hoạt động ổn định.
Bài viết liên quan:
2. Chi phí bảo trì nóc cabin
Bảo trì nóc cabin thang máy cần đặc biệt chú ý đến các điểm kết nối giữa cáp với cabin
- Môi trường nóc cabin: kiểm tra các hệ thống khung an toàn nóc cabin, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống dây dẫn điện, vệ sinh, làm sạch nóc cabin.
- Shoe trên cabin: kiểm tra khe hở shoe, độ mòn cho phép nhằm đảm bảo khe hở và độ mòn đều trong giới hạn cho phép.
- Hộp nhớt bôi trơn: kiểm tra tim hộp nhớt có tiếp xúc và hút được nhớt lên hay không, kiểm tra mức nhớt và châm thêm nếu mức nhớt không đủ tiêu chuẩn.
- Thắng cơ: kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt động của hệ thống giật thắng cơ, kiểm tra hộp SOS.
- Đầu cáp: hai đầu cáp governor cần được kiểm tra và xác định khả năng hoạt động.
- Hộp U-D đầu cabin, hộp móng ngựa: vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra nắp an toàn của hộ, kiểm tra khả năng hoạt động của các button.
3. Chi phí bảo trì giếng thang
Giếng thang với nhiều trang thiết bị cần được bảo trì
- Môi trường giếng thang: cần được che chắn an toàn, không ẩm thấp, không thấm nước, khô thoáng, ánh sáng đầy đủ.
- Shoe đối trọng và hộp nhớt bôi trơn ray đối trọng: thông thường tiêu chuẩn cho phép khi khung di chuyển qua lại cao nhất là 5mm, di chuyển ngang thấp hơn 3mm; hộp nhớt cần được kiểm tra tim nhớt và châm nhớt đầy đủ, tim nhớt cần được thay định kỳ nhằm đảm bảo nhớt được châm đầy đủ.
- Puly đầu đối trọng: các đai ốc, chốt bi, cáp cao su, kẹp cáp… cần được kiểm tra đầy đủ, đảm bảo được kết nối chắc chắn.
- Hệ thống dây điện: kiểm tra đảm bảo 100% nguồn điện không bị hở, kiểm tra các mối nối đảm bảo chắc chắn, đúng kỹ thuật.
- Tay cờ, lá cờ, hộp giới hạn, ray đối trọng, ray cabin: đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, siết chặt các bu lông, ốc đảm bảo chắc chắn, an toàn.
Chi phí bảo trì hố thang phụ thuộc khá nhiều vào công đoạn xây hố thang máy gia đình, hố thang có kết cấu càng đơn giản thì kinh phí bảo trì càng thấp. Hiện nay các hố thang có kết cấu bằng khung thép chắc chắn, dễ thi công đang được nhiều chủ đầu tư và nhà thầu lựa chọn.
4. Chi phí bảo trì hố pit
Hố pit thang máy gia đình phải đảm bảo chắc chắn, an toàn. Kể cả khi chưa đến kỳ bảo trì định kỳ, hố pit cần được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, không ảnh hưởng đến hệ thống vận hành. Đặc biệt những nơi ẩm thấp, dễ bị tác động bởi các nguồn nước mưa thì hố pit cần được đặc biệt chú ý trong quá trình bảo trì.
Kích thước hố pit thang máy gia đình và chiều sâu hố pit thang máy gia đình càng lớn tương ứng với trọng tải thang máy lớn thì chi phí bảo trì hố pit sẽ càng cao.
Bảo trì hố pit là nội dung quan trọng trong bảo trì thang máy gia đình
Hàng rào an toàn: khu vực đối trọng di chuyển tốc độ khá cao nên hàng rào an toàn cần chắc chắn, đảm bảo không có tác động từ bên ngoài trong quá trình vận hành.
Buffer cabin và đối trọng: cần được kiểm tra khoảng hở đạt tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn khi thang máy di chuyển lên xuống; trường hợp cần thiết cần đo và tăng cáp, sửa chữa, thay mới nếu cần.
Dây cordon: thường dễ bị va vào các thiết bị khác, cần kiểm tra các vị trí tiếp xúc gần để điều chỉnh cho phù hợp.
Các nội dung kiểm tra khác tại hố pit: đối trọng governor, sho dưới cabin, ru lô định vị...
5. Chi phí bảo trì cửa tầng
Bảo trì cửa tầng cần kiểm tra, đánh giá độ cong vênh của sill cửa, yếm che sill, vệ sinh sạch sẽ các bộ phận này.
Kiểm tra độ lắc của guốc cửa, kiểm tra độ mòn của ray cửa và vệ sinh sạch sẽ.
Kiểm tra, đánh giá độ ma sát và khả năng di chuyển của bánh xe cửa.
Cửa tầng quyết định trực tiếp đến an toàn thang máy
Cánh cửa: kiểm tra, tinh chỉnh đảm bảo khe hở cửa bằng nhau và đạt tiêu chuẩn; bên cạnh đó, cần đánh giá chính xác các tiếp điểm, door lock, mốc khóa an toàn, tiếp điểm, không va đập, không có tiếng động lạ khi đóng cửa.
Chìa khóa cửa các tầng: phải mở được từ bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp.
Bảng điều khiển tại các tầng: kiểm tra độ nhạy của phím bấm, đèn báo, nhãn dán, ổ khóa…
6. Chi phí bảo trì nội thất trong cabin (phòng thang)
Bảo trì nội thất có chi phí khá thấp nếu không có vấn đề phát sinh, ngược lại, nếu gia chủ muốn thay đổi hình ảnh và tạo phong cách mới cho không gian nội thất thì chi phí cho nội thất sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số chi phí bảo trì thang máy gia đình.
Môi trường trong cabin: sạch sẽ, thoáng, không có mùi lạ. Cabin thang máy là nơi nhìn thấy và tiếp xúc nhiều nhất khi sử dụng nên cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
Hệ thống đèn báo, quạt thông gió cần vận hành ổn định, đảm bảo cabin và toàn bộ giếng thang được thông thoáng. Hệ thống điện, dây dẫn an toàn tuyệt đối vì vật liệu làm vách cabin thường dẫn điện.
Bảo trì nội thất thang máy ngoài các trang thiết bị cần thiết cần chú ý đến giá trị thẩm mỹ và phong cách thiết kế
Bảng điều khiển: các nút bấm, bảng hiển thị cần được vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra độ nhạy, nhất là các nút bấm tại các tầng sử dụng nhiều.
Hệ thống đàm thoại nội bộ, chuông báo khẩn cấp: các thiết bị này ít được sử dụng nhưng phải luôn trong trạng thái sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Cửa cabin, cửa các tầng cần đóng mở đồng bộ, không cong vênh, không va đập mạnh khi đóng, hoạt động nhịp nhàng.
Sàn, nóc, vách cabin cần được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian nội thất, đồng thời nâng cao tuổi thọ của nội thất cabin.
7 lý do nên chọn dịch vụ bảo trì thang máy tại Hexacorp
1. Giá cả cạnh tranh, chất lượng hàng đầu: Hexacorp với hơn 10 năm hoạt động trên thị trường thang máy cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy tốt nhất thị trường với mức giá hợp lý. Khách hàng có thể tham khảo mức giá bảo trì thang máy liên doanh sau:
- Thang máy có phòng máy 200 - 750kg: 500.000đ/tháng (2 - 8 điểm dừng).
- Thang máy có phòng máy 1.000 - 2.000kg: 1.000.000đ/tháng (8 - 15 điểm dừng).
- Thang máy không có phòng máy 200 - 750kg: 600.000đ/tháng (2 - 8 điểm dừng).
- Thang máy không có phòng máy 1.000 - 2.000kg: 1.200.000đ/tháng (8 - 15 điểm dừng).
Mức giá trên chỉ mang tính tham khảo vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thang máy liên doanh, thang máy nhập khẩu hay thang máy nội địa; bảo hành tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh sẽ có giá rẻ hơn các tỉnh thành lân cận; các phát sinh trong quá trình bảo trì như lượng nhớt châm thêm, thay thế một số linh kiện, thiết bị cần thiết…
Dịch vụ bảo trì, sửa chữa thang máy uy tín, chất lượng
2. Dịch vụ bảo hành, theo dõi thang máy trọn gói sẽ có mức giá ưu đãi, thời gian sử dụng càng lâu sẽ có giá càng rẻ.
3. Đảm bảo thang máy sẽ hoạt động liên tục, đảm bảo an toàn đối với người dùng.
4. Hexacorp tự chịu trách nhiệm về an toàn lao động tại nơi bảo trì thang máy.
5. Kiểm tra, bảo trì mỗi tháng 1 lần.
6. Hướng dẫn khách hàng tự khắc phục một số lỗi cơ bản nhằm tiết kiệm chi phí.
7. Phục vụ 24/24, dịch vụ uy tín, chất lượng.
Khach hàng có nhu cầu nhận báo giá chi phí bảo trì thang máy gia đình đăng ký nhận báo giá tại Website https://thangmayhexacorp.com/