1. Tại sao cần bảo trì thang máy
Bảo trì thang máy là gì?
Bảo trì thang máy là kiểm tra và vệ sinh những bộ phận bên trong và bên ngoài thang máy nhằm đảm bảo thang máy vận hàng ổn định, êm ái, phát hiện những thiết bị hỏng hóc cần được thay thế kịp thời.
Những lý do mà chúng ta cần phải bảo trì thang máy:
- Thang vận hành ổn định: các thiết bị hoạt động lâu ngày sẽ bị bám bụi bẩn và cần được thay dầu, bôi mỡ
- Phát hiện các lỗi sớm: theo thời gian hoạt động của thang máy, những linh kiện có thể bị hỏng hóc và có thể gây ra nguy hiểm cho người sử dụng.
- Tạo sự yên tâm cho người dùng
Một vài dấu hiệu cho thấy thang máy gia đình cần được bảo trì:
- Thang phát ra tiếng ồn, lúc khởi động và dừng lại không được mượt và êm
- Thang chạy chậm, lúc gọi tầng và trong quá trình di chuyển bộ điều khiển xử lý chậm
- Thang hay có dấu hiệu bị hỏng, cửa thang bị kẹt, thang dừng đột ngột dù không mất điện
2. Thời gian bảo trì thang máy gia đình
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì thang máy nên được bảo trì tối thiểu mỗi tháng một lần.
Thang máy là thiết bị quan trọng và có kết cấu phức tạp, đặc biệt là nó liên quan đến tính mạng con người. Nếu có sự cố xảy ra có thể tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản. Tại các tòa nhà cao tầng như chung cư, khách sạn, thang máy có tần suất di chuyển nhiều cho nên thời gian bảo trì thang máy càng ngắn càng tốt.
3. Quy trình bảo trì thang máy gia đình
Sau khi hẹn lịch bảo trì với chủ nhà thì nhân viên kỹ thuật sẽ làm theo các bước sau đây:
- Đi thử thang máy vài lần, dừng lại tất cả các tầng để đánh giá thang
- Kiểm tra và vệ sinh buồng thang máy
- Kiểm tra giếng thang và phần trên nóc cabin
- Kiểm tra dưới cabin và đáy giếng thang
- Kiểm tra và bảo dưỡng bên trong cabin
- Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng
- Hoàn thiện và đánh giá
Quy trình bảo dưỡng những chi tiết cơ học của thang máy gia đình
- Kiểm tra các điểm chịu lực, các đầu ty dây cáp
- Kiểm tra các rãnh puly, thanh chống nhảy cáp
- Kiểm tra các tấm cao su giảm chấn, các dây khóa chống tuôn bulong
- Kiểm tra bộ chống vượt tốc governor, vô dầu mỡ,...
- Kiểm tra hệ thống ốc vít cố định trên thang máy
Những hình thức bảo trì thang máy gia đình
- Bảo trì thang máy không bao gồm thiết bị: nhân viên kỹ thuật bảo trì và vệ sinh thang máy, nếu như phát hiện thiết bị nào cần thay thế thì báo cho chủ nhà. Chủ nhà phải trả thêm tiền thay thế linh kiện và có thể lựa chọn đơn vị khác tiến hành.
- Bảo trì thang máy gia đình bao gồm thiết bị: nếu có thiết bị cần thay thế nằm trong hợp đồng đã ký với chủ nhà thì công ty sẽ tự động thay thế mà chủ nhà không cần phải trả thêm tiền. Đương nhiên là hợp đồng này có giá trị lớn hơn hợp đồng bảo trì thang máy không bao gồm thiết bị. Thông thường thì chủ nhà cũng không cần dùng đến hình thức bảo trì này
4. Chi phí bảo dưỡng thang máy
Chi phí bảo dưỡng thang máy nhập khẩu
Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc đến từ các thương hiệu thang máy lớn trên thế giới đều rất đẹp, có độ bền cao và giá thành cũng đắt. Chính vì vậy mà chi phí bảo trì một chiếc thang máy như vậy cũng không hề rẻ. Số tầng càng nhiều thì chi phí bảo trì thang máy gia đình càng tăng. Vật liệu khác nhau thì chi phí bảo trì cũng khác nhau, ví dụ như kính cường lực tốn nhiều chi phí bảo trì hơn là thép hoặc inox. Một năm chủ nhà cần chi số tiền từ 2 đến 4 triệu
Chi phí bảo trì thang máy liên doanh: chi phí bảo trì thang liên doanh dao động từ 400.000-800.000 1 năm, rẻ hơn rất nhiều so với thang nhập khẩu
Bảo trì thang máy định kỳ
- Theo tháng: trung bình 1 tháng bảo trì một lần với mức giá khoảng 150.000-200.000 VND
- Theo quý: 3 tháng 1 lần thì số tiền khách hàng phải chi trả là 500.000-700.000 VND
- Theo năm: bảo trì 1 năm 2 lần với mức giá 800.000-2.000.000 VND
Trong quá trình bảo trì thang máy gia đình có thể kỹ thuật viên sẽ phát hiện ra những linh kiện đã xuống cấp và cần thay thế. Khi đó chủ nhà sẽ phát sinh thêm chi phí thay thế linh kiện, chi phí thay thế sẽ phụ thuộc vào chủng loại và nhà phân phối.