Thang máy không có phòng máy ra đời đánh dấu bước phát triển quan trọng của thang máy. Thang máy đã có thể len lỏi vào các công trình bị hạn chế về chiều cao và phục vụ cho công trình cần không gian mang tính thẩm mỹ cao. Quá trình vận hành thang không phòng máy đã chứng minh hiệu quả rõ rệt với nhiều ưu điểm nổi trội.
Thang máy đã trở thành một phần không thể thiếu cho công trình hiện đại
Thang máy không có phòng máy là gì?
Thang máy không có phòng máy là thang máy không cần đến phòng máy để bố trí máy kéo, tủ điện cũng như các thiết bị khác như thang máy truyền thống. Đây là dòng thang máy mới, được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay, phù hợp với các nhà thấp tầng.
Khi nhận tín hiệu từ bảng điều khiển, tủ điện sẽ cấp điện cho mô tơ kéo giúp cho puli ma sát quay, cáp nâng sẽ kéo cabin lên xuống theo ray dẫn hướng đến điểm dừng (các tầng) theo tín hiệu. Cabin dừng lại thì cửa cabin và cửa tầng mở ra cùng thời điểm.
Toàn bộ hệ thống nằm trong hố thang
Trong trường hợp cabin di chuyển quá tốc độ cho phép thì bộ chống quá tốc sẽ hoạt động, thắng cơ sẽ làm việc để hãm tốc độ cabin lại, đảm bảo an toàn toàn bộ hệ thống.
Máy kéo được lắp đặt dạng “treo” trong hố thang nên trong trường hợp tải trọng quá lớn thì thang máy có phòng máy sẽ chiếm ưu thế hơn.
Cấu tạo thang máy không có phòng máy
Về cơ bản cấu tạo của thang máy không phòng máy vẫn đầy đủ các thiết bị, bộ phận của một thang máy.
Khác với thang máy có phòng máy riêng, những bộ phận mang tính điều khiển như máy kéo, tủ điện, bộ báo tải, bộ chống quá tốc… sẽ không được đặt trong phòng riêng mà lắp ở phần cao nhất trong giếng thang.
Các bộ phận khác trong hố thang bao gồm: cabin, đối trọng, ray dẫn hướng, cáp chống quá tốc, cáp tải, khung cabin, puli treo cabin, shoe dẫn hướng, thắng cơ, đối trọng, cáp hành trình, xích bù trừ, bộ truyền cửa tầng, bộ giảm chấn, puli căng cáp của bộ chống quá tốc.
Thang máy giúp tăng công năng sử dụng của toàn bộ công trình
Chức năng, vai trò của các bộ phận cấu tạo nên thang máy không có phòng máy cụ thể như sau:
STT
|
Bộ phận
|
Vai trò/chức năng
|
1
|
Bộ giảm chấn
|
- Đây là trang bị an toàn cho thang máy, có tác dụng dừng đối trọng hoặc cabin khi chúng di chuyển quá giới hạn cho phép gây nguy hiểm
- Có khả năng hấp thụ các chấn động của đối trọng và cabin khi va vào thiết bị giảm chấn
- Đảm bảo tốc độ thang máy luôn ở mức an toàn
- Giảm rung lắc khi thang máy dừng tầng
|
2
|
Cabin
|
- Còn được gọi là thùng thang, đây là khoang đứng và di chuyển của con người hoặc hàng hóa
- Chiếm phần lớn không gian và diện tích của toàn bộ thang máy
- Các cấu tạo bên trong cabin mang tính trang trí sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của chủ đầu tư
|
3
|
Khung an toàn trên đầu cabin
|
Khung an toàn giúp đảm bảo an toàn cho kỹ thuật viên bảo hành, bảo trì hoặc khi làm việc trên đầu cabin
|
4
|
Bộ truyền cửa cabin
|
Thiết bị giúp đóng hoặc mở cabin
|
5
|
Tủ điện
|
Tủ điều khiển nguồn cung cấp điện cho thang máy
|
6
|
Đối trọng
|
- Giúp cân bằng khối lượng cabin
- Giúp thang máy di chuyển với tốc độ ổn định khi có tải hoặc không tải
|
7
|
Bộ chống quá tốc độ
|
Phát hiện thang máy di chuyển quá tốc
|
8
|
Cáp của bộ chống quá tốc độ
|
Kết nối với bộ chống quá tốc và kích hoạt thắng cơ khi cần thiết
|
9
|
Puli căng cáp bộ chống quá tốc độ
|
Điều chỉnh và tạo độ căng của cáp để cáp chống quá tốc làm việc hiệu quả
|
10
|
Ray dẫn hướng
|
Đảm bảo cabin, đối trọng sẽ di chuyển theo hướng thẳng đứng
|
11
|
Shoe dẫn hướng
|
Dẫn hướng cho cabin, đối trọng di chuyển đúng theo ray dẫn
|
12
|
Cáp tải
|
Cáp chịu lực lớn nhất giúp kéo cabin lên xuống
|
13
|
Bộ truyền cửa tầng
|
Trang bị giúp đóng và mở cửa mỗi tầng
|
14
|
Bộ báo tải
|
- Xác định tải trọng cabin
- Cảnh báo khi quá tải
|
15
|
Thắng cơ
|
Hoạt động khi bộ chống quá tốc được kích hoạt
|
16
|
Puli treo cabin
|
Treo đối trọng và cabin bằng hệ thống cáp tải
|
17
|
Máy kéo
|
Kéo cabin lên xuống bằng cáp tải
|
18
|
Cáp hành trình
|
Cung cấp điện và tín hiệu cho cabin
|
19
|
Các trang bị khác
|
Bảng điều khiển, hệ thống điện, quạt gió, bóng đèn, nội thất cabin…
|
Kích thước
Kích thước hố thang: là kích thước chiều ngang và chiều sâu của giếng thang, tải trọng càng lớn thì kích thước hố thang sẽ càng lớn. Ví dụ thang không có phòng máy cần kích thước tối thiểu (ngang x sâu) là:
- Tải trọng 450kg: 1.950 x 1.600mm.
- Tải trọng 550kg: 2.150 x 1.600mm.
- Tải trọng 750kg: 1.200 x 1.800mm.
- Tải trọng 900kg: 2.300 x 1.850mm.
- Tải trọng 1.000kg: 2.400 x 1.900mm.
* Lưu ý: kích thước trên chỉ là kích thước tối thiểu mang tính tham khảo của thang máy không có phòng máy, trên thực tế, mỗi nhà sản xuất, mỗi dòng thang máy sẽ cần đến kích thước giếng thang khác nhau.
Thang máy nhỏ gọn, tiết kiệm không gian và diện tích
Hố PIT: hố pit được tính từ mặt sàn tầng thấp nhất xuống, hố pit không được đọng nước, không bị ngấm nước nên thường được đổ bê tông 5 mặt và có độ dày lớp bê tông thấp nhất là 200mm. Chiều sâu hố pit phụ thuộc vào cấu tạo của mỗi loại thang máy, chiều sâu tối thiểu thường là 700mm.
Chiều cao tầng trên cùng: thang máy không cần đến một phòng riêng để lắp đặt máy kéo, tuy nhiên chính việc máy kéo được lắp đặt trong hố thang nên tầng trên cùng cần đạt chiều cao tối thiểu cần thiết. Chiều cao này cần đủ để lắp đặt được máy kéo, các trang thiết bị khác và đặc biệt là cabin vẫn lên xuống và làm việc bình thường như các tầng còn lại.
Các ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
Ưu điểm của thang máy không có phòng máy:
- Máy kéo nhỏ gọn và các thiết bị được lắp đặt hoàn toàn trong hố thang mà không cần đến phòng máy riêng như thang máy có phòng máy. Diện tích sử dụng và không gian công trình được tiết kiệm rất nhiều.
- Tiết kiệm điện năng.
- Chủ đầu tư không tốn thêm chi phí xây dựng phòng máy.
- Giảm thiểu dao động trong quá trình lên xuống của cabin, giúp thang máy vận hành êm hơn so với thang có phòng máy.
- Sử dụng động cơ không hộp số, có nam châm vĩnh cửu hoạt động với ổ biến tần điệp áp. Không tốn công thay dầu động cơ định kỳ như thang có phòng máy.
- Toàn bộ trang thiết bị ẩn hoàn toàn trong hố thang giúp cho ngôi nhà trở nên sang trọng, hiện đại.
Thang máy giúp không gian trở nên sang trọng, hiện đại hơn
Nhược điểm:
Bên cạnh đó, do yêu cầu thiết kế máy kéo ngay trong phòng máy, thang không phòng máy có nhược điểm:
- Cứu hộ khi mất điện sẽ mất công hơn so với thang máy có phòng máy. Tuy nhiên, với công nghệ thang máy tiên tiến hiện nay, việc cứu hộ không còn là thách thức lớn như trước, thời gian cứu hộ cũng nhanh hơn khá nhiều.
- Tỷ số truyền 2:1 nên dây cáp sẽ dài hơn, cần nhiều puli hơn.
- Chi phí lắp đặt, bảo hành, bảo trì cao hơn so với thang máy có phòng máy với cùng tải trọng và nhà sản xuất.
- Việc bảo trì, bảo dưỡng không thuận tiện như thang máy có phòng máy. Giếng thang to hơn so với thang máy có phòng máy.
Thang máy không có phòng máy phù hợp với công trình như thế nào
Với thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, thang máy không có phòng máy tỏ ra chiếm ưu thế đối với những công trình bị hạn chế về chiều cao và một số công trình khác như:
Nhà ở, nhà phố: nhà ở và nhà phố thường có diện tích hạn chế nên cần tận dụng tối đa diện tích sử dụng. Thang máy không phòng máy được ưu tiên sử dụng nhằm tối ưu hóa diện tích cho những căn nhà phố chật hẹp nhằm tối ưu hóa diện tích sử dụng cho toàn bộ căn nhà.
Biệt thự: thang máy không phòng máy giúp biệt thự trở nên sang trọng, hiện đại, tiện nghi hơn. Đồng thời, giá trị thẩm mỹ cho toàn căn biệt thự mà thang máy mang lại là rất lớn, không tác động nhiều đến thiết kế tổng thể vì không cần phòng máy.
Thiết kế thang máy cách điệu phù hợp với nhiều công trình
Nhà cải tạo: các ngôi nhà cải tạo thường không có sẵn phòng phù hợp để lắp đặt máy kéo và các thiết bị cần thiết khác. Trường hợp không thể tăng chiều cao tầng trên cùng thì thang máy không phòng máy sẽ chiếm ưu thế rất lớn với sự gọn gàng, tiện lợi mà nó mang lại.
Nhà bị khống chế chiều cao do quy hoạch: các ngôi nhà bị khống chế chiều cao do quy hoạch ở các tuyến phố đông đúc, diện tích công trình chật hẹp. Các công trình này thường đổ mái bằng bê tông nhằm tận dụng tối đa không gian xây dựng, Nếu xây dựng phòng máy sẽ vượt tiêu chuẩn thiết kế, nếu đặt phòng máy tại tầng cao nhất sẽ bất tiện khi sử dụng tầng sát mái. Thang máy không phòng máy sẽ là giải pháp tuyệt vời cho các công trình này.
Hexacorp là đơn vị uy tín hàng đầu chuyên tư vấn, lắp đặt thang máy tải khách với nhiều công trình xây dựng khác nhau. Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, quy trình làm việc chuyên nghiệp, giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng công trình.
Liên hệ Hotline 0964.921.393 để được tư vấn.
Nội dung liên quan:
- Thang máy Fuji
- Thang máy nội địa
- Tiêu chuẩn thiết kế thang máy