1. Tiêu chuẩn an toàn thang máy mới nhất hiện nay
Thang máy là phương tiện di chuyển hiện đại và tiên tiến, vận chuyển người và hàng hóa một cách nhanh chóng. Khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người và tài sản. Vì vậy có những tiêu chuẩn an toàn thang máy nhất định, yêu cầu những đơn vị kinh doanh và sản xuất thang máy phải tuân thủ.
- TCVN 5744:1993 Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy.
- TCVN 5866:1995 Thang máy – Cơ cấu an toàn trong cơ khí thang máy.
- TCVN 6904:2001 Thang máy điện – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6905:2001 Thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6396-28:2013 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy.
- Quy chuẩn thang máy TCVN 6396-50:2017 (Thay thế cho TCVN 6395:2008 cũ)
2. Kiểm định an toàn thang máy
Kiểm định an toàn thang máy là quá trình kiểm tra, đánh giá kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy định hiện hành đã được thống nhất nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Lĩnh vực kiểm định thang máy thường chia ra các lĩnh vực:
- Kiểm định thang máy điện
- Kiểm định thang máy thủy lực
- Kiểm định thang máy chở hàng
- Kiểm định thang máy điện không có phòng máy
Việc kiểm định an toàn thang máy do một công ty khác đảm nhiệm chứ không phải do công ty kinh doanh và sản xuất thang máy nên khách hàng có thể tin tưởng tính xác thực của việc này.
2.1 Thời điểm kiểm định an toàn thang máy
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thiết bị lắp đặt, trước khi đưa vào hoạt động. Từ đó xác định xem việc lắp đặt, quá trình vận hành diễn ra có tốt hay không
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy sau khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Bởi vì trong một thời gian hoạt động có thể khiến cho những bộ phận chi tiết hao mòn, rời rạc, cần tiến hành kiểm tra định kỳ để biết được bộ phận nào hư hỏng, chi tiết nào cần gia cố, và mức độ an toàn có tuyệt đối hay không
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và gây ảnh hưởng tới hoạt động kỹ thuật an toàn của thang máy. Việc phát hiện sớm tình trạng bất thường sẽ giúp khắc phục kịp thời, nhanh chóng sửa chữa, tránh được sự nguy hiểm không đáng có khi vận hành
2.2 Quy trình kiểm định an toàn thang máy
Với mỗi loại thang máy sẽ có một quy trình kiểm định thang máy khác nhau nhưng cơ bản thì quy trình kiểm định thang máy có thể tóm gọn như sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị thang máy.
- Kiểm tra kỹ thuật sơ bô bên ngoài
- Kiểm tra chế độ hoạt động thử không tải.
- Kiểm tra chế độ hoạt động thử tải.
- Đánh giá kết quả kiểm định.
2.3 Thời hạn kiểm định an toàn thang máy theo quy định
- Thang máy có thời gian hoạt động nhỏ hơn 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm/1 lần.
- Đối với thang máy có thời gian hoạt động trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm/1 lần.
- Đối với thang máy có thời gian hoạt động trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm/1 lần
3. Các yêu cầu cơ bản trong lắp đặt và sử dụng thang máy an toàn
3.1 Tiêu chuẩn an toàn kích thước
Những hãng thang máy nổi tiếng như Thang máy Mitsubishi hay Thang máy Fuji đều có tiêu chuẩn về kích thước:
- Thang máy tải khách trên 10 tầng thường có tải trọng nhỏ nhất 900kg.
- Thang máy tải hàng hóa trọng tải từ 1,500kg trở lên.
3.2 Tiêu chuẩn về phân bố số lượng thang máy trong 1 khu vực
- Nhà chung cư 6 tầng trở lên: Tối thiểu có 1 thang máy. Nhà từ 9 tầng: Tối thiểu 2 tháng máy. Ngoài ra, đối với tòa nhà có 1 thang máy phải có kích thước có thế vận chuyển được băng xe đẩy cấp cứu, trong trường hợp cấp bách
- Ngoài ra, Cách phân bố số lượng thang cũng có thể tính mật độ dân số là 250 người (Khoảng 65 căn hộ) và không tính số lượng người ở tầng 1. Tải trọng của thang máy tối thiểu là 400kg, nếu chỉ có một thang máy thì trọng tải tối thiểu phải từ 600kg.
3.3 Tiêu chuẩn về phòng máy
Hiện nay thang máy thường được thi công dưới 2 dạng: Thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy.Thông thường với thang có phòng máy thì chiều cao OH sẽ được quy chuẩn như sau:
- Chiều cao 1500mm tải trọng dưới 350kg
- Chiều cao 1600mm tải trọng dưới 450kg
- Đối với một hệ thống có nhiều thang máy trong tòa nhà, chiều cao tối thiểu là 2200mm