Lắp đặt thang máy mitsubishi là công đoạn quyết định trực tiếp đến chất lượng thang máy. Quá trình lắp đặt cần thực hiện đúng trình tự và kỹ thuật, đảm bảo thang máy đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn với người sử dụng.
1. Lắp đặt ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng
Ray dẫn hướng của thang máy tác động trực tiếp đến quá trình làm việc và sự an toàn của thang máy. Nếu trong quá trình lắp đặt mà ray dẫn hướng bị cong, vênh sẽ làm cho quá trình di chuyển của cabin và đối trọng tạo nên những dao động, rung lắc quá mức cho phép. Các va đập khi ca bin di chuyển hoặc những chấn động không mong muốn thường xuyên xảy ra.
Chính vì vậy, khi lắp ráp ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng phải kiểm tra chất lượng ray. Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo lường chính xác độ chuẩn của ray dẫn hướng, đánh giá tương quan giữa các vị trí được cố định và phần di chuyển.
Ray dẫn hướng có thiết kế tỉ mỉ, chắc chắn, cần được lắp đặt đúng tiêu chuẩn, chất lượng
Mức độ đạt chuẩn khi lắp đặt ray dẫn hướng thang máy gia đình Mitsubishi là:
-
Sai số khi các đầu ray tiếp xúc nhau không quá 0,2mm/lm.
-
Độ lệch ray theo phương thẳng đứng trên toàn bộ đường ray, tính từ điểm đầu ray so với điểm cuối không quá 10mm.
-
Khoảng hở giữa hai đầu ray: 0,25 - 5mm.
Trong quá trình lắp đặt, cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để kiểm tra độ lệch của ray dẫn hướng như: dây dọi, vivo...
2. Lắp đặt thiết bị giảm chấn cho cabin và đối trọng
Thiết bị giảm chất này cần được lắp đặt đúng vị trí và có độ sai lệch trong giới hạn cho phép. Trong quá trình lắp đặt cần lưu ý:
-
Bộ giảm chấn được lắp đặt đồng phẳng so với ray dẫn hướng. Khoảng cách tính từ tâm bộ giảm chấn so với mặt phẳng đi qua trục thiết bị dẫn hướng không được lệch quá 10mm.
-
Chiều cao của thiết bị giảm chấn cho cabin và thiết bị giảm chấn cho đối trọng được lắp đặt không được sai lệch quá 5mm. Đảm bảo hai thiết bị này làm việc đồng bộ, nhịp nhàng.
Giảm chấn thang máy
3. Lắp đặt động cơ thang máy Mitsubishi
Động cơ thang máy gia đình Mitsubishi là yếu tố quyết định trực tiếp đến tốc độ, hành trình và cảm giác an toàn khi di chuyển. Động cơ thang máy được lắp đặt ở vị trí cao nhất của thang máy.
Lắp đặt thang máy Mitsubishi đối với thang máy có phòng máy thì các phòng máy cần được xây dựng chắc chắn, thông thoáng, cách âm, cách nhiệt và đạt các tiêu chuẩn về kích thước. Đối với các dòng thang máy Mitsubishi không phòng máy, khu vực lắp đặt máy kéo (phần cao nhất của giếng thang) cần đủ không gian để lắp đặt máy kéo và các thiết bị cần thiết.
Chiều cao của buồng máy thấp nhất là 1,6m, chiều rộng và chiều dài của buồng máy được tính theo kích thước của máy kéo, bộ tời và một số thiết bị khác như tủ điện, các thiết bị an toàn. Thông thường, chiều rộng và chiều dài của phòng máy sẽ bằng với kích thước của giếng thang máy là đủ không gian để lắp đặt các thiết bị cũng như đủ không gian để di chuyển, bảo dưỡng, kiểm tra phòng máy.
Quá trình lắp đặt động cơ thang máy Mitsubishi cần đảm bảo chính xác gần như tuyệt đối. Độ sai lệch của puly dẫn hướng và puly dẫn động tính theo hai tâm cáp không vượt quá 8mm. Cáp nâng không được lệch khỏi rãnh puly, nếu không sẽ tác động đến quá trình hoạt động của các chi tiết.
Thi công, lắp đặt động cơ thang máy
Lắp đặt động cơ thang máy cần chú ý đến nguồn cung cấp điện cho toàn bộ thang máy, trong đó máy kéo tiêu thụ năng lượng điện nhiều nhất. Thang máy gia đình Mitsubishi có thể sử dụng nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha tùy dòng thang máy. Một số lưu ý về nguồn cấp điện cho thang máy Mitsubishi:
-
Hệ thống điện cho thang máy cần sử dụng dây nguồn riêng.
-
Tiết diện dây dẫn dưới 50m là 3A/m m2.
-
Dây trung tính thường là dây màu xanh lục, màu khác với dây tiếp đất và dây pha.
-
Dây tiếp đất thường có màu đen. Dây pha thường có màu đen - trắng - đỏ hoặc màu xanh - đỏ - vàng, có dung sai điện áp là 5%.
-
Nếu lắp đặt thiết bị mắt mạch điện thang máy cần ghi rõ để tránh nhầm lẫn.
4. Lắp đặt cabin và đối trọng thang máy
Cabin thang máy gia đình Mitsubishi là phần chuyển động nhiều, đồng thời là nơi đảm bảo an toàn cho hành khách khi di chuyển. Trong quá trình lắp đặt thang máy Mitsubishi, lắp đặt cabin thang máy được tiến hành sau khi lắp ráp xong các thiết bị cố định.
Lắp đặt cabin theo trình tự:
-
Khung dưới và sàn cabin được đưa vào giếng thang, có dụng cụ kê phù hợp để dễ dàng thao tác và lắp đặt.
-
Lắp dầm trên, giá đứng và thắng cơ.
-
Lắp cáp nâng và hệ thống treo cabin.
-
Lắp đặt thanh giằng hông, cân chỉnh độ dốc của sàn cabin.
-
Lắp đặt nóc cabin và vỏ bao che.
-
Lắp đặt cửa cabin.
Đối trọng thang máy Mitsubishi
Đối trọng được lắp đặt sau khi các phần cố định đã lắp ráp xong. Các ray dẫn hướng đóng vai trò làm định vị khi lắp đặt đối trọng, dùng dụng cụ thích hợp kê lên cách giảm chấn 200mm, các tấm đối trọng được lắp đặt vào khung.
5. Lắp đặt cửa thang máy và một số trang thiết bị khác
Cửa tầng được lắp đặt sau khi đã hoàn thành lắp đặt cabin. Các dòng thang máy gia đình Mitsubishi đều được trang bị tia hồng ngoại ở cửa thang máy và cửa tầng (thường gọi là mắt thần thang máy), đảm bảo tia hồng ngoại phát hiện người ra vào hoặc vật cản để đóng, mở cửa thang máy phù hợp.
Trong quá trình lắp đặt cần lưu ý và kiểm tra tính nhạy bén và khả năng hoạt động của tia hồng ngoại này nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Giếng thang máy và nhiều trang thiết bị để thang máy vận hành hiệu quả, an toàn
Cửa cabin và cửa thang máy luôn mở ra đồng thời, bất kể một sai số nào cũng có thể gây cảm giác khó chịu và thiết chuyên nghiệp khi lắp đặt thang máy.
Hexacorp là đơn vị chuyên tư vấn, cung cấp và lắp đặt thang máy chính hãng Mitsubishi hàng đầu hiện nay. Hơn 3.000 dự án thang máy đã được Hexacorp triển khai lắp đặt và chuyển giao cho khách hàng trên toàn quốc. Đến với Hexacorp khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về thang máy, quá trình lắp đặt nhanh chóng, đảm bảo tiến độ xây dựng nhà ở cho khách hàng.
Lắp đặt thang máy Mitsubishi cần tuân thủ quy trình và đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng giúp thang máy vận hành êm ái, ổn định, tạo cảm giác an toàn cho người dùng.