Trên thị trường thang máy, thang máy nhập khẩu đang được ưa chuộng hơn hẳn so với các sản phẩm nội địa. Vậy nhập khẩu thang máy cần giấy tờ gì, thủ tục cụ thể ra sao, dưới đây là những thông tin chi tiết.
Thang máy nhập khẩu chất lượng cao cấp
Các con đường nhập khẩu thang máy hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các khách hàng về sản phẩm thang máy, các doanh nghiệp hướng tới việc nhập khẩu thang máy theo hai phương thức chính.
Thứ nhất là nhập khẩu nguyên chiếc thang máy từ hãng sản xuất nước ngoài. Các quốc gia phổ biến xuất khẩu thang máy nguyên chiếc cho Việt Nam hiện nay bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một số nước Châu Âu. Theo phương thức này, những chiếc thang máy sẽ được vận chuyển nguyên đai, nguyên kiện từ nước ngoài về nên đồng bộ về mẫu mã, chất lượng.
Tuy nhiên, phương thức nhập khẩu này khiến cho giá thành của sản phẩm thang máy đội lên cao hơn so với thang máy liên doanh hoặc hàng nội địa. Và thời gian đặt hàng cũng lâu hơn. Ngoài ra, để ứng dụng được thang máy nhập khẩu thì các công trình xây dựng phải có những quy cách kỹ thuật đặc thù.
Thứ hai là phương thức nhập khẩu từng phần linh kiện thang máy, sau đó sẽ được gia công và lắp ráp trong nước. Thang máy nhập khẩu theo hướng này thường sẽ linh hoạt về mặt kết cấu, kích thước hơn so với hàng nhập khẩu nguyên chiếc. Hơn nữa, thời gian cung cấp thang máy có thể đẩy nhanh đáp ứng tiến độ gấp rút của nhiều công trình trong nước. Thế nhưng, nếu nhập khẩu linh kiện về và lắp ráp thì thông thường nội thất cabin thang máy sẽ không được chất lượng và sang trọng như dòng thang máy nhập khẩu nguyên chiếc.
Nhập khẩu thang máy cần giấy tờ gì?
Những giấy tờ cần có đối với thang máy nhập khẩu
Để nhập khẩu thang máy và làm các thủ tục thông quan theo đúng luật định, nhà nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ dưới đây:
-
Tờ khai nhập khẩu đã phân luồng và chấp nhận thông quan
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa có đủ chữ ký đại diện pháp nhân và đóng dấu của bên mua và bên bán (Sales contract)
-
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
-
Bảng kê đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list)
-
Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
-
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)
-
Chứng nhận chất lượng hàng hóa nếu có (Certificate of Quality)
-
Bản mô tả thông số kỹ thuật, cấu hình thiết bị nếu có (Catalogue)
-
Kết quả kiểm định thiết bị (Test Report)
Thang máy nhập khẩu dùng cho gia đình
Quy trình thủ tục nhập khẩu thang máy
Thủ tục nhập khẩu thang máy 2019 có khá nhiều điểm khác biệt so với các năm về trước bởi có một số thông tư mới ban hành. Tiêu biểu là thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và an toàn lao động đối với thang máy (Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH). Ngoài ra, còn có thêm những quy định cụ thể hơn về chứng nhận hợp quy và kiểm định an toàn đối với thang máy nhập khẩu.
Về quy trình, muốn nhập khẩu thang máy thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện tuần tự các bước dưới đây:
-
Bước 1: Liên hệ với nhà xuất khẩu để đàm phán, thống nhất về giá cả thang máy nhập khẩu và các điều khoản thương mại quốc tế. Sau đó đi đến thống nhất và ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
-
Bước 2: Đề nghị với nhà xuất khẩu cung cấp bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa bao gồm các giấy tờ: Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói hàng hóa, Vận đơn.
-
Bước 3: Khi hàng hóa về đến cảng Việt Nam, doanh nghiệp có thể tự truyền tờ khai điện tử và khai thác hải quan. Hoặc có thể nhờ một bên cung cấp dịch vụ logistic để thực hiện công đoạn này.
-
Bước 4: Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm Đơn đăng ký theo mẫu có sẵn, Hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa. Bộ hồ sơ này sẽ được nộp lên Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh hoặc thành phố nơi mà doanh nghiệp nhập khẩu đặt trụ sở. Sau khoảng 3 ngày làm việc thì doanh nghiệp sẽ nhận được tờ đăng ký có dấu xác nhận để làm thủ tục thông quan, giải phóng hàng hóa
-
Bước 5: Kiểm định chất lượng thang máy nhập khẩu. Việc kiểm định cần được thực hiện bởi một bên thứ 3 có uy tín và đủ thẩm quyền. Sau khi được cấp chứng thư kiểm định, doanh nghiệp cần nộp lên Sở Lao động Thương binh Xã hội
-
Bước 6: Doanh nghiệp nộp tờ chứng thư đã được Sở Lao động Thương binh Xã hội phê duyệt lên hải quan để hợp pháp hóa việc phân phối sản phẩm thang máy ra thị trường.
Thủ tục nhập khẩu thang máy
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối thang máy tại Việt Nam. Trong đó, Hexacorp là một công ty tiêu biểu. Hexacorp đang là nhà phân phối chính thức của nhiều thương hiệu thang máy nổi tiếng hàng đầu thế giới. Các dòng thang máy nhập khẩu của Hexacorp đều đảm bảo chính hãng, chất lượng cao, thiết kế sang trọng.
Thế mạnh của Hexacorp là có đội ngũ kỹ sư giỏi, giàu kinh nghiệm nên việc tư vấn, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì thang máy luôn khiến mọi khách hàng an tâm. Thông qua hình thức nhập khẩu trực tiếp từ hãng sản xuất, Hexacorp giúp khách hàng tiết kiệm tối đa mức đầu tư cho thang máy.
Các dòng thang máy tải khách tại Hexacorp với tải trọng, thiết kế đa dạng, nhờ vậy mà khách hàng có nhiều sự lựa chọn tối ưu cho công trình của mình. Dù là thang máy gia đình hay thang máy phục vụ các công trình lớn thì Hexacorp đều là điểm đến tin cậy của các khách hàng.
Với những thông tin về thủ tục nhập khẩu thang máy nêu trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn về từng công đoạn để mang một sản phẩm thang máy chất lượng về thị trường Việt Nam. Thang máy nhập khẩu thực sự là lựa chọn tối ưu cho các công trình của bạn bởi những ưu điểm vượt trội về chất lượng, sự đồng bộ cũng như tính tiện nghi, thẩm mỹ.
Liên hệ tư vấn: 0964.921.393